
ti8Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc cải cách bộ máy hành chính trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra quyết định sáp nhập các tỉnh, thành phố với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm thiểu sự phân tán trong công tác quản lý và cải cách bộ máy hành chính. Các quyết định này được thông qua trong Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII), nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và đổi mới mô hình tổ chức chính quyền tại Việt Nam.
Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 tại Hội nghị Trung ương 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Kết quả sau sáp nhập, cả nước còn 34 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.
Việc sáp nhập tỉnh 2025 nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội đồng đều giữa các vùng miền.
I. Danh sách các đơn vị hành chính không sáp nhập:
- Thành phố Hà Nội
- Thành phố Huế
- Tỉnh Lai Châu
- Tỉnh Điện Biên
- Tỉnh Sơn La
- Tỉnh Lạng Sơn
- Tỉnh Quảng Ninh
- Tỉnh Thanh Hóa
- Tỉnh Nghệ An
- Tỉnh Hà Tĩnh
- Tỉnh Cao Bằng
II. Danh sách các tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập (23 đơn vị):
STT | Tên mới sau sáp nhập | Các tỉnh/thành hợp nhất | Tỉnh lỵ đặt tại |
---|---|---|---|
1 | Tỉnh Tuyên Quang | Tuyên Quang + Hà Giang | Tuyên Quang |
2 | Tỉnh Lào Cai | Lào Cai + Yên Bái | Yên Bái |
3 | Tỉnh Thái Nguyên | Bắc Kạn + Thái Nguyên | Thái Nguyên |
4 | Tỉnh Phú Thọ | Vĩnh Phúc + Phú Thọ + Hòa Bình | Phú Thọ |
5 | Tỉnh Bắc Ninh | Bắc Ninh + Bắc Giang | Bắc Giang |
6 | Tỉnh Hưng Yên | Hưng Yên + Thái Bình | Hưng Yên |
7 | Thành phố Hải Phòng | Hải Dương + Hải Phòng | Hải Phòng |
8 | Tỉnh Ninh Bình | Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định | Ninh Bình |
9 | Tỉnh Quảng Trị | Quảng Bình + Quảng Trị | Quảng Bình |
10 | Thành phố Đà Nẵng | Quảng Nam + Đà Nẵng | Đà Nẵng |
11 | Tỉnh Quảng Ngãi | Kon Tum + Quảng Ngãi | Quảng Ngãi |
12 | Tỉnh Gia Lai | Gia Lai + Bình Định | Bình Định |
13 | Tỉnh Khánh Hòa | Ninh Thuận + Khánh Hòa | Khánh Hòa |
14 | Tỉnh Lâm Đồng | Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận | Lâm Đồng |
15 | Tỉnh Đắk Lắk | Đắk Lắk + Phú Yên | Đắk Lắk |
16 | Thành phố Hồ Chí Minh | TP.HCM + Bình Dương + Bà Rịa-Vũng Tàu | TP.HCM |
17 | Tỉnh Đồng Nai | Đồng Nai + Bình Phước | Đồng Nai |
18 | Tỉnh Tây Ninh | Tây Ninh + Long An | Long An |
19 | Thành phố Cần Thơ | Cần Thơ + Hậu Giang + Sóc Trăng | Cần Thơ |
20 | Tỉnh Vĩnh Long | Vĩnh Long + Bến Tre + Trà Vinh | Vĩnh Long |
21 | Tỉnh Đồng Tháp | Tiền Giang + Đồng Tháp | Tiền Giang |
22 | Tỉnh Cà Mau | Bạc Liêu + Cà Mau | Cà Mau |
23 | Tỉnh An Giang | An Giang + Kiên Giang | Kiên Giang |
III. Ý nghĩa của việc sáp nhập tỉnh 2025
Việc sáp nhập mang nhiều ý nghĩa chiến lược:
- Tăng cường liên kết vùng và sử dụng hiệu quả nguồn lực
- Tinh gọn bộ máy hành chính, giảm chi phí ngân sách
- Nâng cao hiệu quả đầu tư công và quản lý đất đai, đô thị
- Tạo điều kiện để phát triển đô thị loại 1, loại đặc biệt
IV. Kết luận
Sau khi sáp nhập, các tỉnh thành sẽ có cơ hội cải cách mạnh mẽ bộ máy chính quyền, với những thay đổi tích cực trong quản lý hành chính. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tiếp cận các dịch vụ công và giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài ra, các tỉnh có thể tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư. Kinh tế khu vực sẽ phát triển đồng đều hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp và thương mại.
>> Xem thêmp: Hủy Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài Khi Kết Thúc Hợp Đồng Tại Việt Nam 2025