Những điều cần biết trước khi du học Hàn Quốc 2024

Việt Nam đứng thứ 2 trên toàn quốc về số lượng du học sinh du học tại Hàn Quốc với hơn 38.000 người tính đến năm 2023 (theo Viên Phát triển giáo dục Hàn Quốc). Có thể thấy sức nóng của nền giáo dục Hàn Quốc hiện đang lan rộng và không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Theo đó, vào ngày 16.8.2022, bên phía Hàn Quốc đã công bố dự án giáo dục mới nhằm thu hút 300.000 người du học Hàn Quốc đến năm 2027, với mục tiêu đưa nước này vào tốp 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về du học. Cụ thể, Hàn Quốc sẽ cải thiện nhiều chính sách về thị thực, học bổng, cơ hội việc làm nhằm rộng cửa tuyển sinh, thu hút nhân tài trong những ngành công nghệ cao và mới nổi.

Vậy trước khi đến Hàn Quốc thực hiện ước mơ du học, các du học sinh cần biết trước điều gì? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

1. Visa du học Hàn Quốc:

Visa du học Hàn Quốc sẽ phân loại theo hệ đào tạo, chủ yếu gồm hệ tiếng (D4-1), hệ Đại học (D2-2), hệ sau Đại học (D2-3) và hệ học nghề (D4-6), với hiệu lực lần lượt từ 6 tháng đến 2 năm tùy loại. Những bạn có hộ khẩu ở các tỉnh, thành ngoài Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM nên đọc kỹ hướng dẫn khi xin thị thực bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. Dưới đây là thông tin chi tiết các loại visa du học Hàn Quốc:

Visa du học Hàn Quốc D4:

Có được visa D4 nghĩa là bạn trở thành DHS hợp pháp tại Hàn Quốc. Được hưởng đày đủ mọi quyền lợi của DHS mà chính phủ Hàn Quốc áp dụng. Visa D4 có thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng (tùy thuộc vào loại visa).
Visa D4 được chia thành 2 loại:

  • Visa D4-1: visa du học tiếng
  • Visa D4-6: Visa du học nghề

Visa D4-1: du học tiếng Hàn:  Visa du học Hàn Quốc D4 là visa dành cho những bạn DHS đi học tiếng Hàn tại các trường Hàn ngữ. Đây là loại visa phổ biến nhất dành cho DHS.

Điều kiện có visa D4-1 khá đơn giản, bạn chỉ cần:
  • Là người nước ngoài
  • Đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình học tập  (GPA) 3 năm cấp 3 từ 5.0 trở lên.
  • Tốt nghiệp THPT không quá 3 năm (nếu tốt nghiệp hệ học cao hơn sẽ được rời thời gian lâu hơn).
  • Không có tiền án tiền sự
  • Không bị cấm xuất nhập cảnh ở Việt Nam và Hàn Quốc.
  • Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe học tập, không mắc các bệnh truyền nhiễm (như lao, phổi, HIV/AIDS)…)
  • Không có người thân (trong sổ hộ khẩu) cư trú bất hợp pháp tại Hàn.

Visa D4-6: Du học nghề: Visa D4-6 là visa du học nghề. Là loại visa chỉ cấp cho DHS quốc tế được 1 trường cao đẳng nghề nào đó ở Hàn Quốc chấp nhận cho nhập học. Visa D4-6 sẽ được cấp cho DHS đăng ký học 1 nghề cụ thể nào đó tại Hàn (VD: làm đẹp, cơ khí, điện tử, nấu ăn,…) Trong quá trình học nghề bạn sẽ được vừa học vừa làm. Nghĩa là bạn sẽ được học và thực hành nghề luôn, đồng thời có hưởng lương.

Điều kiện để có visa D4-6 bao gồm:

  • Các điều kiện của Visa D4-1.
  • Thêm 1 điều kiện nữa là bạn phải đăng ký học 1 nghề cụ thể nào đó tại trường cao đẳng nghề Hàn Quốc.

Visa du học Hàn Quốc D2:

Sau khi bạn đã trải qua thời gian học tiếng Hàn 1 năm, bạn sẽ được cấp visa D2 – visa dành riêng cho du học sinh chuyên ngành: Đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề.
Điều kiện để bạn được học các chuyên ngành ở các trường cao đẳng/cao đẳng nghề là đậu TOPIK 2. Đậu TOPIK 3 sẽ đủ điều kiện học đại học, và đậu TOPIK 4 bạn đủ điều kiện để tham gia các khóa học sau đại học.
– Visa D2 có thời hạn lưu trú tối đa 2 năm, hết hạn visa được gia hạn visa.
– Khi có visa D2 nghĩa là bạn được phép đi làm thêm tối đa25h/tuần. Các ngày cuối tuần và nghỉ lễ không giới hạn giờ làm thêm.
– Visa D2 được chia thành 8 loại theo 8 diện du học như sau:

  • Visa D2-1: Dành cho sinh viên cao đẳng, có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 2 là được nhập học luôn, không cần học tiếng Hàn thêm khi sang Hàn.
  • Visa D2-2: cấp cho sinh viên học chuyên ngành hệ đại học.
  • Visa D2-3: cấp cho sinh viên học thạc sĩ, diện này phải có TOPIK cấp 4.
  • Visa D2-4: cấp cho nghiên cứu sinh tiến sĩ (có bằng thạc sĩ trở lên)
  • Visa D2-5: cấp cho nghiên cứu sinh (học hệ tiến sĩ trở lên).
  • Visa D2-6: Cấp cho sinh viên hệ trao đổi (sinh viên nhận học bổng trao đổi giữa 2 trường, thời hạn visa sẽ phụ thuộc vào chương trình trao đổi).
  • Visa D2-7: Diện du học và làm việc kết hợp (mỗi năm chỉ có vài trường hợp được nhận diện visa này).
  • Visa D2-8: Du học ngắn hạn, rất ít.

2. Chứng minh tài chính:

Một quy định khác khi du học Hàn Quốc là chứng minh tài chính. Để đáp ứng điều kiện này, du học sinh cần chuẩn bị sổ tiết kiệm có số dư tài khoản phù hợp các yêu cầu các hệ đào tạo. Theo quy định từ chính phủ Hàn Quốc, thủ tục chứng minh tài chính được quy định như sau:

Theo quy định về chứng minh tài chính du học Hàn Quốc cần bắt buộc có sổ tiết kiệm ngân hàng:

1). Đối với năm đầu học tiếng Hàn:

  • Sổ tiết kiệm có tối thiểu 10,000 USD và nên gửi kỳ hạn 12 tháng, Sổ tiết kiệm gửi vào ngân hàng trước 3 đến 6 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa.
  • Bên cạnh đó, du học sinh Việt nam có thể gửi Sổ đóng băng tại ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam như Shinhan hoặc Woori Bank. Sổ loại này cần có 10,000$ dành cho Những trường chưa được chứng nhận (TOP 3) hoặc trường bị hạn chế thì bắt buộc phải làm sổ này. Một số trường TOP 1% hay được chứng nhận vẫn có thể buộc phải làm sổ đóng băng tùy theo yêu cầu của Trường.

2). Đối với học chuyên ngành Đại học hoặc Cao học: Sổ tiết kiệm có tối thiểu 20,000 USD và được gửi trước 3 tháng khi nộp hồ sơ xin visa. Nên gửi kỳ hạn 12 tháng.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một điều rằng việc làm sổ đóng băng 10,000$ không chỉ phụ thuộc vào ngôi trường bạn chọn. Sổ đóng băng còn tạo lợi thế cho chính bạn khi trường hay Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán xét hồ sơ. Nếu bạn bất lợi về điều kiện học vấn thì có thể làm sổ này để tăng tỷ lệ đậu cho mình.

Về thủ tục chứng minh tài chính khi du học Hàn Quốc:

*Sổ tiết kiệm:

Trường hợp Nội dung

Điều kiện đối với sổ tiết kiệm cần nộp cho Đại Sứ Quán / Lãnh Sự Quán

  • Sổ tiết kiệm (bản gốc và bản sao)/ Hoặc sổ đóng băng tại ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam.
  • Giấy xác nhận số dư được ngân hàng cấp trong vòng 30 ngày trước khi nộp hồ sơ (bản gốc)
  • Sổ tiết kiệm không phải là sổ chuyển quyền/chuyển nhượng hay sổ tiết kiệm của Quỹ tín dụng. Người đứng tên trên sổ có thể là người bảo trợ tài chính (bố, mẹ) hoặc chính học sinh, sinh viên. Trong trường hợp không có sổ tiết kiệm đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, Speed Travel sẽ có những hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Đối với các trường hợp đăng ký người bảo lãnh

  • Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh (bản dịch tiếng Anh có công chứng). Người bảo lãnh phải là bố mẹ đẻ, hoặc anh chị em ruột. Riêng trường hợp bố mẹ đẻ đã mất hoặc đều đang ở Hàn Quốc, người bảo lãnh có thể là anh/chị ruột hoặc anh rể/chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc)
  • Giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh: Chứng minh nghề nghiệp, xác nhận khả năng thu nhập hàng tháng… (bản dịch tiếng Anh có công chứng)
  • Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).

Sinh viên được Giáo sư Hàn Quốc của khoa, trường Đại học nhập học bảo lãnh

  • Cam kết bảo lãnh tài chính (trong đó nêu rõ giá trị học bổng, thời hạn học bổng và đóng dấu cá nhân của Giáo sư(bản gốc)
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu cá nhân của giáo sư (bản gốc)
  • Giấy chứng nhận nghề nghiệp của giáo sư do trường cấp (bản gốc)
  • Giấy chứng minh tài chính của giáo sư (giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận phí nghiên cứu…) (bản gốc)

 

*Chứng minh thu nhập hằng tháng:

Theo quy định, để chứng minh thu nhập, người bảo lãnh được yêu cầu nộp đầy đủ các giấy tờ. Các hồ sơ chứng minh và cam kết bảo lãnh giấy tờ đã chứng thực bởi địa phương. Chuẩn bị hồ sơ chứng minh thu nhập càng kỹ thì càng giúp bạn tự tin và tăng cao cơ hội đậu visa hơn.

Trường hợp Nội dung

Đối với người bảo lãnh làm công ăn lương

  • Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất
  • Thu nhập từ hộ kinh doanh cá thể
  • Giấy giải trình thu nhập (nếu cần)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh (xác thực địa phương)
  • Tờ khai thuế

Đối với người bảo lãnh có thu nhập từ công ty, doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
  • Tờ khai thuế (3 – 6 tháng gần nhất)
  • Sao kê tài khoản công ty
  • Báo cáo tài chính và hoặc báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Hợp đồng giao dịch của công ty
  • Giấy tờ liên quan đến góp vốn, cổ phần, chia lợi tức

Đối với người bảo lãnh có thu nhập từ cho thuê tài sản

  • Giấy chứng nhận sở hữu tài sản: sổ đỏ, sổ hồng, cà vẹt
  • Hợp đồng cho thuê
  • Chứng từ thanh toán

Ngoài sổ tiết kiệm và giấy tờ chứng minh thu nhập thì cam kết bảo lãnh tài chính cũng là giấy tờ không thể thiếu. Người cam kết bảo lãnh tài chính thường là bố mẹ của học viên. Trong trường hợp bố mẹ mất thì người thân ruột thịt (ông bà, anh chị em, cô dì chú bác…) trong sổ hộ khẩu sẽ là người bảo lãnh. Điều quan trọng là giấy cam kết bảo lãnh tài chính cần phải có xác thực của địa phương.

Trong trường hợp bạn hoặc người bảo lãnh sở hữu các tài sản có giá trị lớn. Cụ thể như bất động sản, ô tô hoặc doanh nghiệp/công ty… thì bạn cần bổ sung các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ đỏ, Sổ hồng, giấy đăng ký xe, giấy phép đăng ký kinh doanh…

∗ Lưu ý: Việc chứng minh tài sản không thể thay thế sổ tiết kiệm hay chứng minh thu nhập.

3. Khám sức khoẻ:

Khám sức khỏe là quy định bắt buộc khi đến Hàn Quốc để được cấp thị thực du học. Theo đó, du học sinh cần khám bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ định và công nhận bởi quy định của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hàn Quốc. Các bạn có thể sẽ bị cấm nhập cảnh nếu mắc các loại bệnh như lao phổi, và có thể bị hạn chế nhập cảnh nếu mắc các bệnh truyền nhiễm.

4. Trình độ ngoại ngữ:

Yêu cầu ngoại ngữ sẽ khác nhau tuỳ theo chương trình học mà bạn đăng ký ở Hàn Quốc, thông thường:

1) Nếu bạn muốn du học Hàn Quốc theo dạng học tiếng thì yêu cầu chứng chỉ TOPIK tiếng Hàn là vấn đề bạn có thể bỏ qua. Tuy nhiên, du học sinh cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

– Học sinh, sinh viên > 18 tuổi, đã tốt nghiệp THPT hoặc Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học (nếu có)

– Thời gian trống kể từ thời điểm tốt nghiệp bằng cấp cao nhất không quá 3 năm (với trường visa thẳng thì thời gian trống không quá 2-3 năm; với trường thường thì có thể lên tới 3-4 năm)

– Điểm tổng kết trung bình tất cả các cấp học không dưới 6.0 (trường visa thẳng yêu cầu điểm tổng kết từ 7.0 trở lên trong khi trường thường chỉ yêu cầu từ 6.0 trở lên)

Việc du học tiếng tại Hàn Quốc từ 1-2 năm là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất giúp bạn tăng trình độ ngoại ngữ tiếng Hàn lên nhanh nhất và đạt trình độ cao nhất (TOPIK 6). Thay vì thời gian từ 2-4 năm học tiếng tại Việt Nam. Đây cũng là bước đệm để các bạn đạt đủ trình độ tiếng và nhập học lên chuyên ngành Đại học hoặc Cao học tại Hàn Quốc.

2) Chương trình du học hệ Đại học tại Hàn Quốc:

– Học sinh, sinh viên > 18 tuổi, đã tốt nghiệp THPT hoặc Trung cấp/Cao đẳng (nếu có);

– Thời gian trống kể từ thời điểm tốt nghiệp bằng cấp cao nhất không quá 3 năm;

– Điểm tổng kết trung bình tất cả các cấp học tổi thiểu >= 6.0 (một số trường Đại học sẽ yêu cầu tối thiểu 7.0 hoặc 7.5);

– Có trình độ tiếng Hàn tối thiểu TOPIK 3 (một số chuyên ngành sẽ yêu cầu TOPIK 4); hoặc IELTS 5.5/TOEFL IBT 80 trở lên nếu học Đại học hệ tiếng Anh;

Bạn cũng cần lưu ý, một số trường đại học ở Hàn Quốc sẽ xét duyệt căn cứ vào điểm của các môn học tương ứng với chuyên ngành học mà bạn đăng ký; hoặc cũng có thể có những yêu cầu khác đối với điểm học bạ cấp 3 của bạn.

3) Chương trình du học hệ Cao học tại Hàn Quốc:

*Hệ thạc sĩ:

Sau khi tốt nghiệp Đại học, bạn có thể du học Hàn Quốc hệ Thạc sĩ Cao học tại các trường Đại học Hàn Quốc. Điều kiện yêu cầu để du học hệ Cao học tại Hàn Quốc sẽ bao gồm:

– Về độ tuổi du học Hàn bậc cao học không có quy định rõ ràng. Nhưng yêu cầu bắt buộc là phải tốt nghiệp Đại học

– Ngành học lên Thạc sĩ cao học tại Hàn Quốc phải trùng hoặc liên quan tới chuyên ngành đã tốt nghiệp tại Việt Nam. Trong trường hợp bạn muốn học khác chuyên ngành, bạn cần phải thể hiện cho vị Giáo sư phỏng vấn bạn về nguyện vọng học tập và khả năng đáp ứng kiến thức khi học lên Cao học.

– Điểm tổng kết trung bình tất cả các cấp học tổi thiểu >= 6.5 (một số trường Đại học sẽ yêu cầu tối thiểu 7.0 hoặc 7.5)

– Có trình độ tiếng Hàn tối thiểu TOPIK 3 (một số chuyên ngành sẽ yêu cầu TOPIK 4); hoặc IELTS 5.5/TOEFL IBT 80 trở lên nếu học Thạc sĩ hệ tiếng Anh.

*Hệ tiến sĩ:

Ứng viên phải thuộc một trong các trường ĐH lớn ở các nước đang phát triển ở Châu Á; được Đại học Hàn Quốc chấp nhận là Nghiên cứu sinh; đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần có của 01 nghiên cứu sinh; đồng thời phải chưa có bằng Tiến sĩ.

5. Chọn trường và loại hình nhà ở:

*Chọn trường:

Tháng 3 hằng năm, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ công bố bảng xếp hạng các trường Đại học top 1, top 2, top 3 và trường hạn chế tuyển sinh tại Hàn Quốc. Dựa vào đây, điều kiện hồ sơ và tỷ lệ được cấp thị thực sẽ khác nhau, đặc biệt là trường bị hạn chế tuyển sinh chịu kiểm tra gắt gao hơn, tỷ lệ được chấp thuận thị thực cũng thấp hơn.

Ông Văn cũng cho hay, đa số trường Đại học Hàn Quốc tập trung ở các thành phố lớn như thủ đô Seoul. Tuy nhiên, mỗi khu vực đều có những cơ sở giáo dục tiêu biểu với chất lượng không quá chênh lệch. Học phí và sinh hoạt phí ở các tỉnh cũng thấp hơn đáng kể nên du học sinh có thể chọn trường phù hợp với điều kiện tài chính.

Một số trường nổi bật ở các khu vực là ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Yonsei, ĐH Hàn Quốc, Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (Seoul), ĐH Quốc gia Pusan, ĐH DongA (Busan), ĐH Inha (Incheon), ĐH Quốc gia Chungnam (Daejeon), ĐH Ajou (Gyeonggi-do), ĐH Quốc gia Kyungpook (Daegu), ĐH Quốc gia Chonnam (Gwangju).

*Chọn loại hình nhà ở:

Hàn Quốc có đa dạng hình thức thuê nhà. Để an toàn, ông Văn khuyên du học sinh Việt nên chọn ký túc xá của trường ĐH khi mới đến Hàn Quốc, sau 3-6 tháng hẵng ra ngoài thuê trọ hay ở nhà người thân. Các loại nhà thuê phổ biến ngoài ký túc xá là goshiwon (phòng hộp diêm), one-room (phòng đơn), nhà trọ, chung cư…

Từng loại hình thuê sẽ có yêu cầu khác biệt về giá cả, tiền đặt cọc và sinh hoạt phí. Thường sẽ từ 2-3 trăm nghìn won/tháng (3,6-5,4 triệu đồng) với ký túc xá và cao hơn với những loại hình khác, tùy khu vực và điều kiện hợp đồng.

6. Chú ý quy định làm thêm:

Theo quy định của Bộ Lao động và Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc, du học sinh chỉ được phép làm thêm sau 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Tuy nhiên, dựa vào thành tích học tập, năng lực tiếng Hàn… du học sinh mới được cấp giấy phép đi làm, ông Văn thông tin.

Mức lương cơ bản tại Hàn Quốc trong năm 2023 là 9.620 won/giờ (175.000 đồng), nhưng nếu có kinh nghiệm hoặc tiếng Hàn tốt, các bạn sẽ tăng thêm cơ hội việc làm với mức lương lên đến 12.000 won/giờ (218.000 đồng). Du học sinh được phép làm thêm không quá 30 giờ/tuần và không giới hạn vào kỳ nghỉ.

7. Phương tiện di chuyển tại Hàn Quốc:

Đa số người Hàn di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng và mạng lưới tàu điện, xe buýt ở nước này được kết nối đồng bộ, rộng khắp. Một số du học sinh Việt mới sang Hàn có thể sẽ bỡ ngỡ nhưng các bạn cần sớm làm quen với điều này để thích nghi với nhịp sống Hàn Quốc. Các bạn có thể mua sẵn thẻ T-money và tìm hiểu cách hoạt động của thẻ để có thể di chuyển thuận lợi hơn.

 

Trên đây là một số thông tin về những điều cần biết trước khi du học Hàn Quốc, nếu bạn đang quan tâm đến việc có thể học tập và trải nghiệm cuộc sống tại quốc gia này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

—–

SPEED TRAVEL CO.,LTD
19 Hung Gia 1, Tan Phong Ward, District 7, HCMC
028 5410 8163
Kakao: vn11
Visa: 086 851 1163 (Ms.Trâm)
PP fast: 086 663 1863 (Ms.Như)
Hotline: 035 2165 585 (Yuri)
Email:

Chỉ mục